ứng dụng nào không phải là ứng dụng của glucozơ

Câu hỏi:

Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozơ?

Bạn đang xem: ứng dụng nào không phải là ứng dụng của glucozơ

A. Sản xuất rượu etylic.

B. Tráng gương, tráng ruột phích

C. Nhiên liệu cho động cơ đốt trong.

D. Thuốc tăng lực trong y tế.

Đáp án đúng C.

Ứng dụng không phải của glucozơ là nhiên liệu cho động cơ đốt trong, rong chuyển hóa năng lượng, glucozo là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất trong tất cả các sinh vật để tạo ra năng lượng trong quá trình hô hấp tế bào.

Lý giải việc chọn đáp án đúng C là do:

– Glucozo (còn gọi là dextrose) là một loại monosaccarit phổ biến nhất với công thức phân tử là C6H12O6. Glucozo chủ yếu được tạo ra bởi thực vật và hầu hết các loại tảo trong quá trình quang hợp từ nước và CO2, sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Ở đó, nó được sử dụng để tạo ra cellulose trong thành tế bào và tinh bột.

– Trong chuyển hóa năng lượng, glucozo là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất trong tất cả các sinh vật để tạo ra năng lượng trong quá trình hô hấp tế bào. Trong thực vật nó được lưu trữ chủ yếu dưới dạng cellulose và tinh bột, còn ở động vật nó được lưu trữ trong glycogen.

Xem thêm: trong hiện tượng khúc xạ góc khúc xạ

– Glucozơ được dùng để sản xuất ancol etylic từ nguyên liệu tinh bột hoặc xenlulozơ.

– Trong công nghiệp thực phẩm, glucozo được sử dụng làm chất bảo quản.

– Glucozo giúp các hỗn hợp có pha đường không bị “lại đường” – hiện tượng nổi lên những hạt đường nhỏ khi để lâu. Đồng thời, glu cũng giúp bánh kẹo lâu bị khô và giữ được độ mềm.

– Glucozo cũng được sử dụng trong quá trình làm kem để giữ hỗn hợp nước và đường mịn.

– Glucozo được dùng để tráng gương và tráng ruột phích.

– Glucozơ có chứa chất dinh dưỡng cơ bản giúp tạo ra năng lượng để cơ thể hoạt động tốt hơn nên được sử dụng để làm thuốc tăng lực dành cho trẻ em, người già và cả người suy nhược cơ thể.

– Glucozơ được sử dụng để pha huyết thanh (ứng dụng trong tiêm truyền y tế).

– Glucozơ được dùng để sản xuất vitamin C.

Xem thêm: hiện tượng nào sau đây khẳng định ánh sáng có tính chất sóng